Cách mạng tháng Mười và Nội chiến Nga Iosif_Vissarionovich_Stalin

Cách mạng Nga năm 1917

Hình ảnh Stalin trong hồ sơ của cảnh sát Saint Petersburg năm 1911.[15]

Sau Cách mạng Tháng Hai, Stalin được tha đi đày và trở về Sankt-Peterburg cuối tháng 3 năm 1917 sau thời gian lưu đày.[16] Stalin, cùng với Lev KamenevMatvei Muranov trục xuất MolotovShlyapnikov ra khỏi vị trí biên tập của tờ Pravda, cơ quan ngôn luận của Đảng Bolshevik. Bấy giờ Lenin và phần lớn ban chấp hành đang lưu vong, tờ Pravda của Stalin hậu thuẫn cho chính phủ lâm thời của Alexander Kerenskii và bác bỏ kế hoạch nắm chính quyền hai bước của Lenin.[17] Tuy nhiên, sau khi Lenin giành ưu thế tại đại hội Đảng tháng 4 năm 1917, Stalin ngả sang phe Lenin và hướng tờ báo chĩa mũi nhọn đả kích chính phủ lâm thời. Và tại đại hội Đảng lần đó, Stalin được bầu vào Ủy ban Trung ương Bolshevik với số biều cao thứ ba chỉ sau Lenin và Zinoviev.[18]

Stalin là người ủng hộ mạnh mẽ cuộc biểu tình vũ trang ngày 1 tháng 7 và cuộc nổi dậy sau đó, thường được biết dưới tên Những ngày tháng Bảy.[19] Soviet Petrograd bị động trước cuộc nổi dậy tự phát. Khi Kerenskii hạ lệnh bắt giữ Lenin sau đó, Stalin đã giúp Lenin trốn thoát.[20]

Đầu tháng 8, tại Đại hội 6 Đảng Bolshevik, Stalin củng cố vị trí của mình, tái cử vào Ban chấp hành Trung ương, giữ chức tổng biên tập báo Pravda và được chọn làm thành viên Quốc hội Lập hiến[20] Trước nguy cơ Lavr Kornilov tiến hành đảo chính, Kerensky trả tự do cho các lãnh đạo Bolshevik và hợp tác với Petrograd. Đầu tháng 11, khi mối nguy Kornilov qua đi, Kerensky có rất ít người trung thành ở thủ đô và bị binh lính và tự vệ Xô viết áp đảo. Ngày 7 tháng 11, tại Học viện Smolny, Ủy ban Trung ương quyết định phát lệnh khởi nghĩa giành chính quyền, khởi đầu cho Cách mạng Tháng Mười. Ngày 8 tháng 11, những người Bolshevik đã chiếm được Cung điện Mùa đông, bắt giữ chính phủ lâm thời.

Nội chiến Nga, 1917–1921

Nhóm những thành viên của Ban chấp hành Trung ương khóa 8 Đảng Cộng sản Nga năm 1919. Ở giữa là Stalin, Vladimir Lenin, và Mikhail Kalinin.

Khi Petrograd rơi vào tay Bolshevik, Stalin được chỉ định làm Dân ủy Các vấn đề dân tộc, bên cạnh vị trí biên tập tại Pravda.[21] Nội chiến Nga bùng nổ ít lâu sau đó, giữa Hồng quân của chính quyền Soviet mới thành lập và quân Bạch vệ được quân đội nhiều nước châu Âu ủng hộ.[22]

Tháng 3 năm 1918, Lenin phái Stalin đến Tsaritsyn để thi hành chính sách Cộng sản thời chiến tại thành phố đóng vai trò quan trọng vận chuyển dầu và lương thực từ Bắc Kavkaz này. Tại đây, ông tìm cách gây ảnh hướng lên giới quân sự, thiết lập quan hệ với các chỉ huy Kliment VoroshilovSemyon Budyonny, và nhận được quyền kiểm soát quân đội trong Trận Tsaritsyn.[21] Trong thời gian này, Stalin đã tiến hành xử tử hàng loạt những người bị coi là phần tử phản cách mạng và cho đốt nhiều làng mạc.[23] Ông phản đối nhiều chính sách của Trotsky, người bấy giờ là Chủ tịch Ủy ban Quân sự Cách mạng và do đó là cấp trên trực tiếp của mình. Một trong những mâu thuẫn giữa họ là việc Stalin ra lệnh xử tử hàng loạt những sĩ quan dưới chế độ cũ mà Trotsky đã thuê vì họ có năng lực; Stalin thậm chí gửi thư cho Lenin đòi cách chức Trotsky, nhà tổ chức chính của Hồng quân.[21]

Đầu năm 1919, Stalin trở lại Moskva. Tại Đại hội Đảng lần thứ 8 (18-23/3), mặc dù Lenin chỉ trích hành động xử tử quá mức của Stalin, ông vẫn được bầu làm thành viên chính thức của thể chế quyền lực tối cao mới hình thành, tức Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng gồm 5 người (cùng với Lenin, Trotsky, Kamenev và Krestinsky, ngoài ra Zinoviev, BukharinKalinin là ủy viên dự khuyết) cũng như Ban Tổ chức Trung ương (Orburo, tiền thân của Ban Bí thư).[24] Một ngày sau đó, Stalin tổ chức đám cưới với Nadezhda Alliluyeva. Tháng 5 năm 1919, Stalin được gửi tới Mặt trận phía Tây, nơi ông thi hành kỉ luật thời chiến, cho phép xử tử công khai những binh sĩ đào ngũ.[21]

Chiến tranh với Ba Lan

Sau khi giành ưu thế trong cuộc nội chiến chống Bạch vệ, những người Bolshevik tiến hành bước tiếp theo là đặt tầm ảnh hưởng lên những lãnh thổ cũ của Đế quốc Nga, vốn đã tách ra khỏi Nga sau sự sụp đổ của Nga hoàng. Trong khi đó, Ba Lan lại muốn mở rộng lãnh thổ về phía đông nhằm đạt tới thời cực thịnh của đế quốc Ba Lan vào năm 1722 (khi đó lãnh thổ Ba Lan bao trùm toàn bộ UkrainaBelarus).

Căng thẳng về lãnh thổ giữa 2 bên đã làm nổ ra Chiến tranh Nga-Ba Lan 1919-1921. Kế hoạch của Lenin và Trotsky trước hết là khôi phục Kiev (thủ đô của Ukraina, lúc này đã nằm trong tay Ba Lan), sau đó tiến công nhiều hướng vây chiếm Warszawa ở phía Bắc. Stalin được cử làm Chính ủy Mặt trận Tây Nam.

Tới năm 1920, các lực lượng của TrotskyMikhail Tukhachevsky đã chiếm lại được Kiev và hình thành thế bao vây giáp chiến với tư lệnh quân Ba Lan là Władysław Sikorski tại trận Warsaw năm 1920. Stalin từ chối chi viện cho mặt trận phương Bắc, điều mà nhiều nhà sử học cho rằng là do ham muốn có một vinh quang cá nhân của Stalin.[25] Điều đó dẫn đến sự thất bại của Hồng quân ở cả hai mặt trận LvivWarszawa. Ông bị buộc phải quay về Max-cơ-va tháng 8 năm 1920 để điều trần và phải từ bỏ mọi chức vụ trong quân đội. Tại Đại hội Đảng lần 9 vào 22 tháng 9, Trotsky lên tiếng chỉ trích công khai các hành vi của Stalin. Stalin không bác bỏ trực tiếp các cáo buộc đó mà thay vào đó nói rằng bản thân cuộc chiến là một sai lầm.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Iosif_Vissarionovich_Stalin //nla.gov.au/anbd.aut-an35519349 http://www.unog.ch/80256EDD006B8954/(httpAssets)/3... http://www.artukraine.com/famineart/uscongr4.htm http://atlasandco.com/images/uploads/samples/pdf/I... http://www.bbc.com/vietnamese/forum/2014/08/140819... http://www.bbc.com/vietnamese/world-42706444 http://www.britannica.com/EBchecked/topic/513251/R... http://www.britannica.com/EBchecked/topic/513737/R... http://www.britannica.com/eb/article-28216 http://www.chriskaplonski.com/downloads/bullets.pd...